Cơn sốt đã được dự đoán trước
Vài năm trở lại đây, hệ thống hạ tầng phía Đông liên tục thay da đổi thịt bởi những dự án lớn đã hoàn thiện hoặc đang triển khai. Đầu tiên phải kể đến tuyến đường 5 kéo dài – dự án quan trọng kết nối từ Quốc lộ 5 qua cầu Thanh Trì, Long Biên, cầu Đông Trù, Nội Bài, giảm tải lưu lượng phương tiện tại khu vực. Tiếp đến là công trình cầu vượt tại nút giao Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, giúp cải thiện tình hình ùn tắc kéo dài nhiều năm tại các tuyến đường Kim Ngưu, Đại Cồ Việt, Lò Đúc.
Năm 2019, nhiều dự án cầu đường tiếp tục được xây dựng và có nhiều quyết định phê duyệt mới nhằm hoàn thiện bộ mặt hạ tầng phía Đông. Trong quý 3/2019, cầu Trần Hưng Đạo nối Q. Hoàn Kiếm và Q. Long Biên cũng được triển khai, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ lưu thông tại cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Tiếp đó, cũng trong năm nay, dự kiến cầu Vĩnh Tuy mở rộng với số vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ, cách cầu cũ 2m sẽ được xây dựng và hoàn thành vào năm 2022. Cây cầu này mang ý nghĩa kết nối trung tâm Thủ đô với quận Long Biên, quận Gia Lâm và quốc lộ 5 đi các tỉnh phía Bắc.
Trong tương lai gần đến năm 2021, công tác triển khai cầu Tứ Liên, cầu Giang Biên… giúp kết nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên cũng nhanh chóng biến Long Biên trở thành cửa ngõ kết nối Thủ đô với nhiều tỉnh thành như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang… Với mạng lưới giao thông ngày một thuận lợi cho việc kết nối tới trung tâm cũng như các tỉnh, thành, theo nhận định của nhiều chuyên gia, bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội đang trở thành đích ngắm của nhiều nhà đầu tư và sẽ là một trong những khu vực bùng nổ.
Nghiên cứu mới đây của Savills chỉ ra những dấu hiệu rất tích cực của khu vực phía Đông sau khi các thông tin trên được ban hành. Khu vực này đang dần trở thành điểm đến của những đại gia kỳ cựu trong ngành bất động sản như Vingroup, MIK Group, Him Lam,… Thị trường được bấm nút, các sàn giao dịch dần sôi động, giá trị bất động sản được kích nhiệt từng ngày.
Vừa được khoác thêm lớp áo hạ tầng mới, song hiện nay các phân khúc bất động sản chưa thực sự đa dạng, nguồn cung chung cư chủ yếu là phân khúc bình dân. Bởi vậy những dự án được quy hoạch bài bản, theo đuổi xu hướng sống trong hệ sinh thái đầy đủ trở thành nam châm hút nhà đầu tư và người mua nhà ở thực.
Quỹ đất rộng kích ngòi nổ cho thị trường
Theo báo cáo đầu năm nay của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), quý IV/2018, quận Long Biên chiếm tới 51,8% nguồn cung sản phẩm nhà ở tại Hà Nội. Bên cạnh hạ tầng đồng bộ, thì quỹ đất chính là mấu chốt làm nên con số đáng ngạc nhiên này. Với 60,38 km², quận Long Biên có diện tích tương đương 5 quận nội đô (bao gồm Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ) gộp lại.
“Có thể thấy, quận Long Biên nằm kế cận trung tâm thành phố, có quỹ đất rất lớn nhưng chưa được khai thác triệt để tiềm năng. Do đó, đây là một quận sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư”, ông Dương Đức Hiển – Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở miền Bắc & miền Trung Savills Việt Nam cho hay.
Một số nguồn tin tiết lộ khu vực này sắp tới được bổ sung thêm nguồn cung từ dự án nhà ở chung cư cao tầng – Khu đô thị mới Sài Đồng với tên thương mại “Le Grand Jardin”. Đây là dự án được phát triển bởi Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội, mang ưu điểm vượt trội về vị trí kết nối đa điểm, căn hộ chất lượng cao cũng như phát triển tiện ích nội khu và ngoại khu. Đặc biệt dự án được thi công bởi Hòa Bình Corporation – nhà thầu 6 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia. Hiện dự án đã cất nóc cả 9 tòa nhà, định hướng kiến tạo một hệ sinh thái chuẩn mực, phong phú và trọn vẹn. Dự án cung cấp ra thị trường hơn 1000 căn hộ vào tháng 9 này.