Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý 2/2019 của JLL cho biết, lượng mở bán đạt 5.900 căn, thấp hơn 65,3% so với quý trước. Đây là con số thấp kỷ lục kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2014.
Những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi di chuyển vào trung tâm như phía Đông Hà Nội đón nhận nhiều dự án lớn của Vingroup, TNR, Sunshine Group, MIK Group, Eurowindow.
Bên cạnh đó, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phần nào tác động đến thị trường phía Đông. Khu vực hiện đang sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ.
Khu Đông Hà Nội có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. 4 cây cầu với tổng vốn đầu tư lên đến 40.000 tỷ đồng qua sông Hồng và sông Đuống đã phê duyệt giúp mở rộng và kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông.
Khu vực phía Đông là cửa ngõ kết nối Thủ đô với nhiều tỉnh thành như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang…. Theo các chuyên gia, đây sẽ là một khu vực tập trung các dự án nhà ở quy mô lớn trong vài năm tới, đặc biệt là quận Long Biên.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường, Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội chuẩn bị ra mắt khu đô thị mới Sài Đồng. Tên thương mại là dự án Le Grand Jardin.
Le Grand Jardin đã cất nóc cả 9 tòa nhà, dự kiến sẽ giới thiệu ra thị trường trong tháng 9 này. Dự án có quy mô 9 tòa nhà, Le Grand Jardin cung cấp ra thị trường hơn 1.000 căn hộ chất lượng cao. Dự án được thi công bởi Tập đoàn xây dựng Hoà Bình, nhà thầu thi công hàng đầu thị trường xây dựng hiện nay. Công ty West Green Design của Canada phụ trách thiết kế cảnh quan. Tư vấn giám sát dự án là CONINCO, đơn vị chuyên giám sát thi công xây dựng cho các công trình khách sạn 5 sao.